VTI Education

Tốt nghiệp cấp 3 xong, nên chọn học nghề gì?

Lớp 12 không chỉ đánh dấu một bước ngoặt quan trọng với kỳ thi tốt nghiệp THPT, mà đây cũng là lúc các bạn trẻ cần đưa ra quyết định nên chọn theo ngành nào, học nghề gì để có được tương lai vững chắc. Bạn đã biết cách chọn ngành, chọn nghề sau THPT chưa? Hãy cùng VTI Education tìm hiểu nhé!

Tại sao nên định hướng học nghề gì từ lớp 12?

Đối với rất nhiều bạn trẻ còn đang ngồi trên ghế nhà trường, việc phải nghĩ đến sau này mình làm nghề gì, làm ra sao còn quá đỗi xa vời. Vì thế, phần lớn chúng ta đang chọn ngành, chọn trường một cách qua loa, chọn theo xu hướng, hoặc “bố mẹ bảo sao con nghe vậy”. Đây là một hành động sai lầm, dẫn đến nhiều hậu quả là ngày càng nhiều các bạn học sinh tốt nghiệp THPT hiện nay chẳng có một định hướng rõ ràng nào cho tương lai, cũng như chẳng thích thú gì với nghề nghiệp mà họ đang “phải” học.

Tư vấn định hướng nghề đúng học xong 12 nên học nghề gì sẽ giúp học sinh hình dung về các cơ hội việc làm, đặc trưng nghề cũng như cách chọn nghề phù hợp ngay từ bậc học cơ sở. Chọn lựa đúng giúp bạn có nhiều thời gian hơn để tìm hiểu, trau dồi năng lực và phát huy hoàn toàn sở trường khi chính thức đi làm trong tương lai.

https://lh5.googleusercontent.com/XvC62cbBTVtlSfYX1llPuCs-kFu1v5960JW-czkc_bWau1x3bHHY1aspX_jw9l0D48eLIwkT9ZxtfzDAKfwX66787pM6gCqzFyartuAMBobrxEY-II2p92qSgMwKl_1CTwDYWwFu

Hậu quả của định hướng muộn, chọn học nghề chưa đúng đắn

Doanh nghiệp hiện nay tuyển dụng nhiều lao động có chuyên môn để làm việc dài hạn (trung cấp chiếm tới 34,6%, 22,4% là cao đẳng và cuối cùng là đại học trở lên chỉ chiếm có 11,5%). Điều đó cho thấy nhu cầu tuyển “thợ” nhiều hơn “thầy” đang gia tăng khá nhiều. 

Trong khi đó, việc học nặng thành tích hiện nay khiến học nghề vẫn chưa được đánh giá đúng mực. Thay vì giúp học sinh hướng nghiệp học xong 12 nên học nghề gì, nhà trường, thầy cô và phụ huynh vẫn chỉ nghĩ đến hướng đi duy nhất sau lớp 12 là học Đại học hoặc Cao đẳng. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp sau đại học vẫn nằm ở con số khá cao.

Theo cập nhật đến quý 2/2020 của Bộ Lao động thương binh và xã hội Việt Nam về bản tin thị trường lao động, cả nước có 1.278.900 người bị thất nghiệp trong độ tuổi lao động. Trong đó 410.300 thanh niên từ 15-24 tuổi bị thất nghiệp, tương đương 32,08%. 

 

Bí quyết để chọn học nghề gì phù hợp nhất

  • Chọn nghề theo sở thích, mong muốn và điểm mạnh của cá nhân.

  • Chọn nghề theo nhu cầu xã hội cũng như cơ hội khi bạn lựa chọn nghề đó trong tương lai có phát triển hay không.
  • Không chọn nghề theo sự sắp đặt của người khác
  • Chọn nghề phải phù hợp với điều kiện kinh tế cá nhân hoặc gia đình và xem xét thời gian học nghề, tuổi thọ của nghề, đầu ra của nghề…

Chọn nghề là câu chuyện không mới, nhưng với lứa tuổi mới bước vào độ trưởng thành thì việc trả lời cho câu hỏi học xong lớp 12 nên học nghề gì để có tương lai quả thực là một điều khá khó khăn.

Đọc thêm: Top các ngành nghề có triển vọng nhất hiện nay.

https://lh5.googleusercontent.com/dOOX-XYhmbr2U_IPWVfhJVDJGNg33SVsVSzzPgRrKEF8NoVjx4Te_RNOzwW3RiAw6jYd2MKBgj2AIHfehnKTCWUuj9Vvz6W9anV5zJmC3i_8KSDU-Ir_vv6J8ihmXy645KO6W-nX

Nên chọn học nghề gì sau khi tốt nghiệp THPT?

Sau đại dịch Covid-19, dưới đây là Top 3 ngành nghề cần thiết nhất cho xã hội, có xu hướng phát triển mạnh mẽ trong 10-15 năm tiếp theo. Lựa chọn những ngành này là bạn đã đảm bảo một tương lai vô cùng vững chắc, không lo thiếu việc, thất nghiệp, ngược lại còn được xã hội trọng dụng, hưởng mức lương cao:

1. Công nghệ thông tin

Theo thống kê, từ nay đến năm 2022, Việt Nam sẽ thiếu 550.000 nhân lực làm CNTT, tức là mỗi năm thiếu gần 90.000 người. Trong khi đó, mỗi năm thị trường chỉ cung cấp 32.000 sinh viên tốt nghiệp CNTT và các ngành có liên quan đến CNTT.

Mức lương trung bình của một kỹ sư CNTT mới ra trường hiện nay dao động từ 6.7-12 triệu đồng/tháng – là mức lương khá cao cho một sinh viên vừa mới tốt nghiệp. Và rõ ràng, với nhu cầu nhân lực như đã nêu ở trên, mức lương này chắc chắn sẽ phải tăng mạnh ngay trong tương lai gần. Trong các doanh nghiệp, hiện nay có rất nhiều công ty sẵn sàng chi từ 30-40 triệu đồng/tháng để mời về cho mình những lập trình viên, những kỹ sư hệ thống… có chất lượng và thông thạo ngoại ngữ. Và ngành Công nghệ Thông tin vì thế, từ lâu đã là ngành học lựa chọn hàng đầu của nhiều bạn trẻ ưa thích nghề có tính logic cao.

2. Y Dược

Dù là trước hay sau đại dịch, Y sĩ và Dược sĩ vẫn luôn là những người được coi trọng trong xã hội, là ngành nghề không thể thiếu. Đặc biệt, sau những biến cố kinh hoàng của đại dịch, người dân ngày càng quan tâm và chăm lo nhiều đến sức khỏe của bản thân và gia đình. Nếu bạn mong muốn một công việc chất lượng, được trọng dụng lâu dài bất kể xã hội có biến đổi ra sao, thì đây sẽ là ngành phù hợp cho bạn.

3. Truyền thông – Marketing

Marketing là ngành giữ vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của hầu hết mọi tổ chức kinh doanh trên thế giới. Hiệu quả của hoạt động bán hàng chịu ảnh hưởng lớn từ marketing và nó còn chi phối cả hoạt động của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai. Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động Việt Nam, từ nay đến năm 2022, ngành marketing cần đến 15.000 lao động trở lên cho mỗi năm. Kết quả khảo sát thông số nhân lực trực tuyến Việt Nam cũng cho thấy, ngành Truyền thông Marketing vẫn tiếp tục lọt top 6 lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng nhân lực cao nhất.

Bình luận của bạn

Các Tin tức sinh viên khác

icon tuyển sinh