VTI Education

Yêu thích CNTT nhưng không biết chọn ngành nào? Bạn cần đọc bài này ngay!

Công nghệ thông tin là lĩnh vực đang nhận được sự quan tâm của nhiều bạn trẻ, đặc biệt là những bạn chuẩn bị bước vào đại học. Vậy có những ngành học nào liên quan đến CNTT và mình sẽ phù hợp với ngành nào? Trong bài viết này, VTI Education sẽ chia sẻ đến bạn một số thông tin về thắc mắc này, cùng tham khảo nhé!

1. Kỹ thuật phần mềm Chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm phù hợp cho những bạn nào thích lập trình thuần túy. Khi lập trình xong, thường ta sẽ tạo ra một sản phẩm gọi là “phần mềm”, “chương trình” hoặc “ứng dụng”. Nếu bạn thực sự quan tâm đến cách thực hành và muốn học chuyên sâu hơn về phần mềm thì đây sẽ là một ngành lý tưởng.

2. Khoa học máy tính Là ngành học nghiên cứu về các cơ sở lý thuyết và quá trình thực hiện, ứng dụng vào tính toán và thông tin trong hệ thống máy tính. Học ngành này chúng ta sẽ được trang bị các kiến thức nền tảng và chuyên sâu về Khoa học Máy tính như: cấu trúc máy tính, hệ điều hành, ngôn ngữ lập trình phần mềm và phần cứng, trí tuệ nhân tạo, bảo mật và an toàn máy tính, xử lý dữ liệu khối lượng lớn từ mạng internet và các mạng xã hội, thiết kế và phát triển các ứng dụng cho các thiết bị di động và môi trường web,…

3.  Hệ thống thông tin: Là ngành học trong đó có nhiều yếu tố có mối quan hệ với nhau, cùng thực hiện có nhiệm vụ theo quy trình bao gồm: thu thập, xử lí, lưu trữ và phân phối, thông tin. Đây là sự kết hợp giữa phần cứng, phần mềm, mạng truyền thông. Sử dụng để làm nhiệm vụ thu thập, xử lý, lưu trữ, phân phối thông tin và các dữ liệu nhằm thực hiện mục tiêu ban đầu. Sinh viên sẽ được đào tạo để lĩnh hội tư duy về thuật toán, hệ thống, cũng như các kỹ năng thiết kế, tối ưu hóa cơ sở dữ liệu. Bên cạnh đó là vận hành, bảo trì, phát triển hệ thống thông tin.

4. Mạng máy tính truyền thông: Là ngành cung cấp những kiến thức tổng hợp liên quan đến mạng máy tính và truyền thông như: chuyển mạch và định tuyến, mạng LAN và WAN, các hệ điều hành, thiết kế hệ thống mạng Ngành Mạng máy tính truyền thông dữ liệu là một ngành nghiên cứu những nguyên lý của mạng, cách thiết kế, xây dựng một hệ thống mạng từ mạng nội bộ cho đến mạng diện rộng có kết nối toàn cầu. Ngành này phù hợp cho những bạn ham thích khám phá công nghệ, giao tiếp với nhiều người trên khắp hành tinh mà chỉ cần thông qua chiếc máy tính có kết nối mạng.

5. An toàn thông tin: Ngành An toàn thông tin là một ngành rất hấp dẫn những ai muốn tìm hiểu chuyên sâu về mạng, để bảo vệ người dùng và ứng dụng mạng. Hiểu và làm chủ được những công nghệ bảo mật phổ biến các kỹ thuật mã hóa, giải mã các thông điệp; nắm được cách xây dựng một hệ thống mạng an toàn; cách thức phòng chống các cuộc tấn công từ chối dịch vụ; tìm hiểu cơ chế hoạt động của Virus, phần mềm độc hại để từ đó phát hiện và phòng tránh…

6. Kỹ thuật máy tính Kỹ thuật máy tính là ngành nghiên cứu các nguyên lý, phương pháp để thiết kế và phát triển các hệ thống phần cứng và những phần mềm phục vụ cho hoạt động của các thiết bị phần cứng đó. Kỹ thuật máy tính được nói đến trong nhiều khía cạnh của máy tính, từ thiết kế các mạch điện tử đơn giản đến thiết kế vi xử lý, máy tính cá nhân và kể cả các siêu máy tính. Đặc biệt trong việc thiết kế các hệ thống nhúng dùng trong hầu hết các thiết bị điện - điện tử như điện thoại di động, xe hơi, các bộ điều khiển trong các máy móc, các robot công nghiệp.

Bạn phù hợp với ngành nào trong lĩnh vực CNTT Trên thực tế, tùy thuộc vào khả năng, định hướng tương lai của chính bạn mà quyết định nên học chuyên ngành nào của CNTT cho phù hợp. Mỗi người sẽ thích hợp với một chuyên ngành đào tạo khác nhau. Vì thế, quan trọng nhất là bạn thích làm gì và đam mê gì.

CNTT là một trong những ngành nghề có triển vọng trên thế giới và Việt Nam. Để có thể trở thành người đón đầu công nghệ, góp phần xây dựng đất nước,dù học ngành nào đi chăng nữa các bạn đều cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về chuyên ngành và niềm đam mê học hỏi. Mong rằng với những thông tin hữu ích trên, bạn có thể biết được nên học ngành nào trong CNTT để theo đuổi. Chúc bạn có thêm đam mê và nhiệt huyết với quyết định của mình.

Bình luận của bạn

Các Tin tức sinh viên khác

icon tuyển sinh