VTI Education

TS.Hoàng Công Dụng nói gì về xu hướng phát triển ngành Công nghệ thông tin trong những năm tới?

Trong buổi tọa đàm của VTI Education về chủ đề "Tư vấn hướng nghiệp ngành công nghệ thông tin 2021" vừa qua, TS. Hoàng Công Dụng - Phó Giám đốc Phụ trách Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực, thuộc Bộ GD&DT đã có những đánh giá vô cùng sâu sắc và tích cực về xu hướng phát triển ngành Công nghệ thông tin.

 

 

 

Một ngành học có tương lai và triển vọng việc làm vô cùng tốt

Chia sẻ với VTI Education, ông Dụng cho biết: Trên cơ sở khảo sát, dự báo nhu cầu đào tạo, các cơ sở GDĐH đã có sự điều chỉnh về cơ cấu ngành nghề; nhiều trường đã tập trung vào mở mới và nâng cao chất lượng các ngành thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT), công nghệ kỹ thuật, kỹ thuật, sức khỏe và du lịch.

Trong đó, CNTT hiện đang là ngành được chú trọng không chỉ từ Bộ GD& ĐT, mà còn từ các đề án đầu tư và phát triển từ Chính Phủ. Chính nhờ những sự ưu ái này, CNTT được đánh giá là một ngành học rất tiềm năng, thu hút rất nhiều bạn trẻ nộp hồ sơ trong kỳ thi tuyển sinh vừa rồi.

Cũng theo thống kê về số lượng và tỷ lệ có việc làm của Sinh viên có phản hồi và sinh viên tốt nghiệp của 236/239 cơ sở giáo dục đào tạo năm 2020; lĩnh vực Máy tính và Công nghệ thông tin hiện có từ 73,6% - 91,8% số lượng sinh viên ra trường có việc làm - Đứng thứ 9 trong top các ngành nghề đào tạo có tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm cao nhất tại Việt Nam.

Mã lĩnh vực

Tên lĩnh vực

Sinh viên phản hồi

Sinh viên tốt nghiệp

Số lượng

Tỷ lệ sinh viên có việc làm

Số lượng

Tỷ lệ sinh viên có việc làm

748

Máy tính và công nghệ thông tin

9.530

91,80%

11.895

73,60%

 

Như vậy, chúng ta có thể nhìn nhận một tương lai vô cùng triển vọng dành cho các bạn sinh viên CNTT. Không chỉ có tỉ lệ ra trường có việc làm rất cao, sinh viên CNTT còn có mức lương khởi điểm sau khi tốt nghiệp là vô cùng tốt (từ 8 -15 triệu đồng). Theo ông Dụng đánh giá, đây là mức lương mà hiếm các bạn sinh viên thuộc ngành nghề khác có được khi vừa mới học xong đi làm.

 

Dự báo xu hướng ngành nghề CNTT trong những năm tới

Theo bảng Dự báo xu hướng phát triển của một số ngành nghề của Bộ GD&ĐT, một trong những ngành được dự báo sẽ phát triển rất mạnh về cả số lượng lẫn chất lượng chính là CNTT.  TS. Hoàng Công Dụng đưa ra nhận định: “Covid là chất xúc tác để thúc đẩy chuyển đổi số”. Với tính bức thiết của dịch bệnh cũng như nhu cầu phát triển chung của xã hội, CNTT sẽ trực tiếp làm thay đổi rất nhiều ngành/nghề theo hướng tích cực và đi lên. Tất cả các ngành, nghề từ Giáo dục, Y tế,... đến Nông nghiệp, kỹ thuật, Nghệ thuật... đều cần đến ngành CNTT.

Từ thực tế đó, chúng ta có thể thấy việc đầu tư phát triển ngành nghề này đang rất được các Bộ/ Ban ngành quan tâm. Các em học sinh, sinh viên học CNTT cũng sẽ được “hưởng lợi ích” từ các đề án đầu tư vào ngành CNTT sau này, bởi chính các em sẽ trở thành những nhân tố chủ lực, thúc đẩy sự phát triển của ngành, từ đó giải quyết các nhu cầu của xã hội.

 

Thực trạng đào tạo CNTT cho sinh viên hiện nay

Xuyên suốt buổi chia sẻ trong tọa đàm, ông Dụng liên tục nhấn mạnh sự “thiếu nhân lực” trong ngành CNTT đang được Bộ GD& ĐT quan tâm. Năm 2021, ông Dụng cho biết ngành sẽ thiếu khoảng 190 nghìn nhân sự, dù hằng năm có hàng chục nghìn sinh viên CNTT ra trường. Một ngành nghề rất tiềm năng nhưng số lượng nhân sự thiếu là rất cao. Vì vậy ông liên tục khuyến khích các bạn sinh viên, nếu có đam mê, sự quan tâm đến ngành, thì hãy theo học CNTT, sẽ có vô cùng nhiều cơ hội lớn dành cho các bạn!

Về chất lượng đào tạo CNTT, TS. Hoàng Công Dụng khẳng định: “Chất lượng đào tạo hiện nay chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu”. Các trường Đại học, cao đẳng sẽ cần phải chú ý đến việc cho sinh viên thực hành, thực tập nhiều hơn, để gia tăng số lượng sinh viên ra trường có đầy đủ kỹ năng để làm việc được ngay!

 

Câu chuyện bằng cấp trên quan điểm của Bộ GD& ĐT

Chia sẻ với nỗi lo của nhiều bạn sinh viên về vấn đề Đỗ - Trượt Đại học và câu chuyện Bằng cấp khi đi xin việc, ông Dụng cũng đã có những nhận định:

Đúng là có những vị trí trong ngành CNTT thuộc về nghiên cứu, chế tạo – là những vị trí sẽ cần đến bằng cấp, thậm chí đến cấp Tiến sĩ, Giáo sư... Tuy nhiên, hàng trăm nghìn vị trí CNTT vẫn đang bỏ ngỏ và được doanh nghiệp tuyển dụng hàng năm, thì họ chỉ cần bạn có đủ kỹ năng, kiến thức để đáp ứng công việc. Khi đó, chúng ta cần các chứng chỉ để chứng minh năng lực của bản thân, ví dụ bằng Lập trình viên Quốc tế, Lập trình viên Việt-Nhật như của VTI Education cung cấp, thì hoàn toàn được nhận làm việc ngay, với mức lương rất cao.

VTI Education là một chương trình rất phù hợp với chủ trương của Bộ GD&ĐT

Đứng trên quan điểm của Bộ GD& ĐT, TS. Hoàng Công Dụng đã có những đánh giá về 3 điểm tuyệt vời của VTI Education – một chương trình đào tạo CNTT sinh viên vừa bám sát chủ trương của Bộ, đáp ứng nhu cầu của xã hội, vừa mang đến những hành trang rất phù hợp thực tiễn dành cho sinh viên.

Thứ nhất, VTI Education đã có những đầu tư tốt về cơ sở vật chất, trang thiết bị; đồng thời chương trình học thực tiễn, tạo điều kiện cho sinh viên có thể vừa học tập vừa thực hành ngay. Đây là điều Bộ luôn khuyến khích các cơ sở đào tạo CNTT đáp ứng được.

Thứ hai, VTI Education là một chương trình giáo dục nhưng có sự phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp. Ông Dụng khẳng định đây là một yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo. Việc liên kết với nhiều đối tác, doanh nghiệp sẽ cam kết được đầu ra cho sinh viên - 100% các bạn sau khi tốt nghiệp sẽ có việc làm ngay với mức lương rất cao. Ngoài ra, yếu tố này sẽ đảm bảo được cả chất lượng thực hành của sinh viên, nâng cao tỷ lệ sinh viên đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp trong ngành CNTT.

Thứ ba, VTI Education không chỉ tạo ra các cơ hội cho sinh viên trong nước, mà còn có các cơ hội quốc tế với khả năng đào tạo tiếng Nhật đến N3, N2 ngay trong quá trình học. Ông Dụng cho biết, Bộ GD& ĐT rất quan tâm đến những sinh viên du học tại Nhật Bản về nước, đặc biệt là những bạn du học trong ngành CNTT, sẽ được tạo điều kiện việc làm, được chào mời tới rất nhiều doanh nghiệp lớn.

 

Kết thúc buổi tọa đàm, TS. Hoàng Công Dụng cũng khẳng định một lần nữa về sự đúng đắn trong hướng đào tạo của VTI Education; đồng thời khẳng định chương trình Đào tạo Lập trình viên Việt-Nhật sẽ góp phần giải quyết vấn đề cung cấp nhân lực ngành CNTT cho thị trường trong nước và Quốc Tế trong thời gian không xa!

Bình luận của bạn

Các Tin tức sinh viên khác

icon tuyển sinh