VTI Education

Nhiều trường thông báo xét tuyển bổ sung bằng điểm sàn đại học

Hàng trăm trường đã chính thức thông báo xét tuyển bổ sung hệ đại học chính quy năm 2022 với hàng chục nghìn chỉ tiêu còn trống. Trong đó rất nhiều trường tuyển bổ sung bằng chỉ tiêu điểm sàn đại học, trước tình hình điểm chuẩn biến động bất thường.

 

Xét tuyển bổ sung đại học năm 2022 có tới hàng chục nghìn chỉ tiêu còn trống

Điều đặc biệt năm nay, nhiều trường đào tạo nhóm ngành sức khỏe tuyển không đủ chỉ tiêu. Chẳng hạn, Đại học Điều dưỡng Nam Định năm nay có 715 chỉ tiêu ngành Điều dưỡng, nhưng mới tuyển được 469 sinh viên. 

Một số trường khác khối ngành kỹ thuật cũng tuyển bổ sung chỉ tiêu. Cụ thể, Chương trình đào tạo liên kết Việt Nam - Nhật Bản của VTI Education thông báo nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung đợt 2 dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT và Xét học bạ THPT  năm 2022 với 25 chỉ tiêu cuối cùng. 

Đặc biệt, thí sinh có điểm thi tốt nghiệp THPT trên 18 điểm trở lên có cơ hội nhận học bổng toàn phần của VTI Education - với tổng giá trị học bổng lên tới 1,9 tỉ đồng. 

Thời gian thông báo xét tuyển từ ngày 23/09/2022 cho đến khi hết chỉ tiêu tuyển sinh. Hình thức đăng ký trực tuyến tại: https://vtieducation.vn/thong-bao-tuyen-sinh-2022. 

 

Điểm sàn đại học là gì? Phân biệt điểm sàn, điểm chuẩn, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào.

Hiểu đúng về điểm sàn đại học

Điểm sàn hay còn gọi là ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào - được hiểu là ngưỡng điểm tối thiểu mà thí sinh phải đạt được để các trường Đại học, Cao đẳng làm cơ sở xét tuyển sinh, là mức điểm xét tuyển tối thiểu mà Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc trường đề ra sau khi có điểm thi để nhận đơn xét tuyển của thí sinh.
Điểm sàn sẽ giúp các trường định ra mức điểm xét tuyển bằng cách căn cứ vào chỉ tiêu tuyển và điểm thi của thí sinh. Với điểm sàn đã công bố, các trường không được phép tuyển những thí sinh có ngưỡng điểm thấp hơn chất lượng đầu vào.

Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay chỉ quy định mức điểm sàn với một số ngành đào tạo như giáo viên, y khoa, y học cổ truyền, răng – hàm – mặt, dược học, điều dưỡng, hộ sinh, dinh dưỡng, kỹ thuật phục hình răng, kỹ thuật xét nghiệm y học, kỹ thuật hình ảnh y học, kỹ thuật phục hồi chức năng,… đào tạo trình độ đại học. Do đó, các trường có đào tạo những ngành trên phải xây dựng phương án tuyển sinh dựa trên ngưỡng điểm sàn được Bộ Giáo quy định. Đối với những nhóm ngành khác, các trường có thể tự xác định điểm sàn và đưa ra mức điểm sàn dựa vào chỉ tiêu xét tuyển cũng như điểm thi của thí sinh.

Với những nhóm ngành khác, các trường hoàn toàn có thể tự xác định và công bố điểm sàn dựa vào chỉ tiêu xét tuyển và điểm thi của thí sinh.

 

Phân biệt điểm sàn đại học với điểm chuẩn

+ Điểm sàn đã được công bố trước hoặc trong thời gian điều chỉnh nguyện vọng, làm cơ sở tham khảo cho thí sinh trong đăng ký nguyện vọng.

+ Điểm chuẩn được công bố sau thời gian đăng ký nguyện vọng, đây là điểm trúng tuyển chính thức của thí sinh.

Có thể nói, điểm sàn là điều kiện cần, điểm chuẩn là điều kiện đủ để thí sinh có thể trúng tuyển vào trường, ngành học mà mình đăng ký. Thí sinh có điểm chuẩn cao hơn hoặc bằng mức điểm sàn mới đủ điều kiện để nộp hồ sơ xét tuyển vào trường, điểm chuẩn không thấp hơn mức điểm sàn mà các trường đã công bố.

Về bản chất, điểm sàn có ý nghĩa quan trọng, để đảm bảo nguồn chất lượng đầu vào của một trường dựa trên chỉ tiêu tuyển sinh, điểm thi của thí sinh và số lượng đơn đăng kí vào các nhóm ngành hoặc ngành của trường, nếu điểm sàn cao thì chất lượng thí sinh sẽ cao hơn. Trong thời kỳ điểm chuẩn biến động mạnh như hiện nay, điểm chuẩn được nhiều chuyên gia đánh giá “chưa phản ánh đúng chất lượng đầu vào tuyển sinh” - thì điểm sàn đại học lại là mốc điểm quan trọng để nhiều trường đưa ra phương án tuyển sinh bổ sung.

Bất thường trong điểm chuẩn, nhiều trường công bố xét tuyển bổ sung bằng điểm sàn đại học

Cụm từ “tăng sốc-giảm sâu” được dư luận nhắc tới nhiều khi nói về điểm trúng tuyển đại học (ĐH) đợt 1 năm 2022 của nhiều trường  vừa qua.

Điểm chuẩn một số trường đại học tuy không vượt đỉnh nhưng cũng xấp xỉ điểm tối đa, nhưng cũng có ngành điểm lại “rớt” gần 10 điểm so với năm trước... Những “hỗn loạn” trong hệ thống phương thức tuyển sinh dẫn tới nhiều lo lắng và băn khoăn về các phương án tuyển sinh trong năm học này, cũng như thời gian tới.

Nhóm các ngành “hot” của thời đại công nghệ 4.0 như công nghệ thông tin và khoa học máy tính đã và sẽ tiếp tục có điểm chuẩn cao vào những năm tới. Trong khi đó khối các trường sức khỏe (y và dược) điểm chuẩn lại giảm. Có ngành giảm tới 6 điểm và không có ngành nào tăng điểm so với năm 2021.

Đơn cử, Trường ĐH Y Hà Nội luôn có điểm chuẩn dẫn đầu trong các trường ĐH trong nhiều năm qua, nay điểm chuẩn cũng giảm cả ở chuẩn tối thiểu và chuẩn tối đa. Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, điểm chuẩn năm nay 18,1-26,65 điểm, trong khi năm 2021 khoảng 21,35-27,35 điểm. Trường ĐH Y Dược Hải Phòng có ngành phải lấy điểm chuẩn sát điểm sàn (19,05 điểm) nhưng mới tuyển được 70% kế hoạch tuyển sinh.

 

Nguyên nhân khiến điểm chuẩn biến động “bất thường”

Nguyên nhân cơ bản khiến các ngành trường khối sức khỏe giảm ở cả hai phía: Số lượng thí sinh đăng ký ít và kết quả thi tốt nghiệp THPT ở khối B năm nay thấp hơn năm 2021. Số bài thi điểm 10 giảm tới 98% và số thí sinh đạt 27,5 điểm trở lên trong tổ hợp B00 giảm gần 2 lần so với năm 2021. Ngoài ra, có ý kiến cho rằng, số thí sinh theo học khối ngành này giảm do yếu tố xã hội, tác động tâm lý của dịch Covid-19, khiến thí sinh không muốn theo học...

Thiếu sót cơ bản của kỳ thi và tuyển chọn vào ĐH năm nay là quá rắc rối. Nhiều phương án tuyển sinh gây vất vả cho người tổ chức tuyển sinh, học sinh và phụ huynh. Phải chăng cần xây dựng các đề án tuyển sinh chung theo khối các trường, như khối: Công nghệ, sức khỏe, kinh tế, sư phạm...

Có thể lấy kết quả thi tốt nghiệp THPT làm điều kiện cần cho tất cả các đề án tuyển sinh. Cần chủ động, đón đầu xu hướng thí sinh đăng ký vào khối sư phạm tăng do các trường ĐH có chính sách tăng học phí. Các trường khối công nghệ và khoa học máy tính vẫn sẽ thu hút nhiều thí sinh bởi đây là xu thế của thế giới chứ không riêng Việt Nam. Cùng với đó, để hạn chế những biến động khó lường này, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đổi mới quy chế tuyển sinh vào ĐH cho các năm 2023, 2024 và sớm công bố kế hoạch tuyển sinh vào ĐH cho năm 2025.

Bình luận của bạn

Các Tin tức sinh viên khác

icon tuyển sinh