VTI Education

8 sự thật thú vị về Lập trình và IT

Lập trình và IT giờ đây đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Nó có thể được giảng dạy trong các trường mẫu giáo, được hàng trăm ngàn bạn trẻ lựa chọn mỗi kỳ tuyển sinh Đại học sắp đến, nó được ứng dụng trong y tế, thời trang, tài chính và bán hàng… Nếu bạn muốn bắt đầu học Lập trình và IT, đây là 8 sự thật thú vị bạn nhất định phải biết!

 

1. Có tới hơn 700 ngôn ngữ lập trình

Việt Nam chúng ta có 54 dân tộc anh em, và nói hơn 90 ngôn ngữ khác nhau. Vậy mà số lượng ngôn ngữ lập trình đang được sử dụng hiện nay còn nhiều gấp 8 lần chúng ta. Trên thế giới chỉ có hai quốc gia duy nhất có nhiều ngôn ngữ hơn - đó là Papua New Guinea (836) và Indonesia (710).

Một số ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất hiện nay có thế kể đến như Java, Python và HTML, còn những ngôn ngữ khác như Rust và Kotlin lại được sử dụng trong các tình huống rất cụ thể. Tin tốt là, bạn không cần học quá nhiều ngôn ngữ để có thể làm việc ngon lành trong ngành Công nghệ thông tin. Chỉ cần học tốt 1 hoặc 1 vài ngôn ngữ phổ biến, các ngôn ngữ còn lại sẽ dễ học hơn. 

 

Có hơn 700 ngôn ngữ lập trình trên thế giới

2. Bug đầu tiên trên thế giới là một con bọ thật!

Bạn đã bao giờ gặp bug khi lập trình chưa? Năm 1947, một kỹ thuật viên tại Harvard gặp vấn đề với hiệu suất của chiếc máy tính Mark II. Sau khi điều tra, họ phát hiện ra rằng một con bướm đêm đã chui vào một thiết bị chuyển tiếp - một con bọ thực sự có thật.

Trong nhật ký, nó được ghi nhận là “Trường hợp lỗi thực tế đầu tiên được tìm thấy.” Tuy nhiên cũng có người ghi nhận từ "bug" đã được sử dụng trước đó để chỉ các lỗi ảnh hưởng đến hiệu suất các chương trình. Thomas Edison đã sử dụng nó vào năm 1869 để mô tả các vấn đề trong các phát minh của chính ông. Do đó trường hợp "bọ thật" năm 1947 này chỉ là trường hợp đầu tiên được ghi nhận mà thôi!

Ngay cả khi câu chuyện trên chỉ mang tính vui đùa, thì fix bug vẫn là một phần thiết yếu của lập trình. Nếu bug không được phát hiện, kết quả có thể rất nghiêm trọng! Năm 1983, hệ thống cảnh báo sớm của Liên Xô đã phát hiện 5 tên lửa hạt nhân đến từ Hoa Kỳ. Trung tá Stanislaus Petrov lý luận rằng nếu Mỹ muốn tấn công Liên Xô, liệu họ có thực sự chỉ phóng 5 tên lửa? Anh ta ra lệnh cho lính của mình không hành động, và 15 phút sau, các tiền đồn radar xác nhận rằng không có tên lửa nào đang lao tới. Tất cả chỉ do một bug trong hệ thống!

 

3. Lập trình ngày càng quan trọng và phổ biến như việc đọc sách

Trong tương lai gần, khả năng lập trình có thể trở thành một yếu tố gần như thiết yếu trong cuộc sống hằng ngày. Lập trình đang được giảng dạy trong các trường mầm non về STEAM, thu hút hàng trăm ngàn bạn trẻ mỗi năm khi thi tuyển Đại học. Nó ứng dụng trong cả y tế, tài chính, thời trang, thậm chí là mua bán hàng online trên sàn thương mại điện tử đang trở nên thịnh hành hơn bao giờ hết.

Hiện nay chúng ta hay khuyến khích trẻ em nên rèn luyện thói quen đọc sách. Dần dần, học lập trình sẽ là thói quen được cả thế giới quan tâm.

 

4. Nhà lập trình đầu tiên trên thế giới là con gái của một nhà thơ “hâm”

Đàn ông có thể chiếm ưu thế về số lượng trong ngành CNTT hiện nay, thế nhưng nhà lập trình đầu tiên trên thế giới lại là một phụ nữ - Ada Lovelace. Bà là con gái duy nhất của nhà thơ Lord Byron. Lo ngại con gái cũng bay bổng và "hâm hấp" như chồng mình, mẹ của bà đã hướng Ada nghiên cứu Toán và khoa học từ bé.

Trong khi làm việc với một đồng nghiệp trên một máy tính đa năng cơ học được gọi là Máy phân tích, bà Ada nhận ra rằng cỗ máy này có thể vượt xa những phép tính đơn giản và thuần túy. Sau đó, bà xuất bản thuật toán đầu tiên trên thế giới.

 

5. NASA vẫn sử dụng một số dự án lập trình từ những năm 70

Ngày nay, bạn có thể thích học những ngôn ngữ "hot" như Javascript hoặc C ++, nhưng những gì các kỹ sư NASA thực sự cần biết lại là 2 loại ngôn ngữ từ năm 1972 và 1980 là ADA và HAL/S. Cho đến năm 2005, NASA vẫn đang sử dụng HAL/S (High-order Assembly Language/Shuttle) - vì đây là ngôn ngữ được thiết kế đặc biệt cho nhu cầu của họ.

Mặc dù HAL/S được thiết kế chủ yếu để lập trình máy tính trên máy bay, nhưng nó đủ mô phạm cho hầu hết mọi ứng dụng và được sử dụng rộng rãi trong các dự án của NASA. Các dự án mới hơn, chẳng hạn như Trạm vũ trụ quốc tế, hoạt động trên ngôn ngữ lập trình có tên là ADA, được phát triển vào năm 1980 và được chấp nhận là ngôn ngữ lập trình tiêu chuẩn quốc tế vào năm 1995.

 

Lập trình là cách “tập thể dục” cho não vô cùng hiệu quả

6. Lập trình là cách “tập thể dục” cho não vô cùng hiệu quả

Học lập trình giúp "tăng sức mạnh" nhận thức - giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, tư duy phản biện và phát triển kỹ năng làm việc nhóm. 

Nghiên cứu từ năm 1991 đã chứng minh rằng trung bình, các lập trình viên phát triển các kỹ năng nhận thức ở mức cao hơn người bình thường; và việc học lập trình làm giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa trí não như Alzheimer.

 

7. Lập trình viên không nhất định phải làm trong ngành Công nghệ

Tính đến cuối năm 2020, 70% công việc Lập trình trên thế giới nằm trong các lĩnh vực không liên quan đến Công nghệ. Thực tế, những người học Lập trình sớm và giỏi sẽ có rất nhiều lựa chọn nghề nghiệp trong hầu hết mọi ngành nghề: Y Tế, Giáo dục, Luật Pháp, Du hành vũ trụ hay thậm chí là điều trị Tâm lý! 

 

8. Ngành IT thực sự là ngành nghề tỷ đô

Năm 1972, Steve Wozniak và Steve Jobs cộng tác trong một trò chơi arcade, Breakout, cho Atari. Năm 2018, Apple Inc trở thành công ty nghìn tỷ đô la Mỹ đầu tiên. Không còn nghi ngờ gì nữa,ngành IT thực sự có giá trị rất lớn, lên tới hàng tỷ đô la.

Mức lương trung bình của một nhà khoa học dữ liệu lên tới 100.000 USD. Markus Persson, một lập trình viên người Thụy Điển, đã tạo ra và tung ra trò chơi máy tính Minecraft vào năm 2009. Đến năm 2014, Microsoft mua lại nó với giá 2,5 tỷ USD.

Xem thêm: Học lập trình ngay sau lớp 12

Bình luận của bạn

Các Tin tức sinh viên khác

icon tuyển sinh