VTI Education

Tìm hiểu ngành digital marketing là gì? Học gì? Làm gì?

Digital Marketing là ngành hot bậc nhất hiện nay, với tiềm năng phát triển lớn trong thời đại số. Theo báo cáo của VOMF 2022, doanh thu ngành Digital Marketing ở Việt Nam đạt 1.376 triệu USD, tăng trưởng 19% so với năm 2021. Quy mô thị trường quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam tới năm 2025 dự đoán tăng trưởng mạnh, trung bình 21,5%/năm.

Đối với lĩnh vực đào tạo, Digital Marketing lọt top 5 ngành học của tương lai. Các chuyên gia cũng đánh giá nó sẽ nằm trong nhóm ngành học siêu hot vào 2025, có nhu cầu nhân lực lớn và tiềm năng phát triển trong ít nhất 10-30 năm nữa.

Chính vì vậy, Digital Marketing được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn theo học, đặc biệt là thế hệ genZ - những bạn trẻ lớn lên trong thời kỳ phát triển công nghệ - cũng là thế hệ chủ lực trong ngành Digital Marketing trong tương lai gần.

Nganh digital marketing la nganh hoc duoc nhieu ban tre yeu thich hien nay

 

Vậy ngành digital marketing là gì, học những gì, ra trường làm gì? Hãy cùng VTI Education tìm hiểu từ A đến Z về ngành học HOT này nhé!

 

1. Digital Marketing là gì?

Theo Kotler và Armstrong (2009), Digital Marketing là một hình thức tiếp thị trực tiếp, liên kết người tiêu dùng với người bán bằng cách sử dụng các công nghệ tương tác như email, trang web, diễn đàn trực tuyến và nhóm tin, truyền hình tương tác, truyền thông di động, v.v

Có thể hiểu đơn giản, Digital Marketing chính là những hoạt động Marketing được thực hiện trên nền tảng kỹ thuật số, thay vì tiếp cận khách hàng theo những phương thức truyền thống. Các nền tảng kỹ thuật số ở đây có thể là kênh thông tin điện tử (Email, Website, SMS…), các mạng xã hội (Facebook, Youtube, Tiktok…) và nhiều kênh khác nữa. 

 

2. Ngành Digital Marketing học gì?

Vì là ngành học của thời đại, hiện nay có rất nhiều trường đào tạo ngành digital marketing như Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Thương mại, Đại học Kinh tế TPHCM, Đại học Tài chính – Marketing, RMIT, FPT, VTI Education…

Chương trình học ngành digital marketing tại VTI Education là một lộ trình đi từ cơ bản marketing đến chuyên sâu về digital marketing. Trọng tâm của chuyên ngành học là những kiến ​​thức, kỹ năng cần thiết cho các vị trí trong ngành như: Marketing căn bản, nhập môn Digital Marketing, Marketing trên mạng xã hội, quản trị quan hệ khách hàng…

Ngoài ra, sinh viên cũng sẽ được đào tạo về những kiến thức và kĩ năng chuyên môn, đồng thời thực hành thực tập với dự án thật ngay trong quá trình học. Từ đó, sau khi tốt nghiệp, các bạn sẽ có thể tự tin làm việc trong môi trường doanh nghiệp ngay với kinh nghiệm và kiến thức thực chiến.

Nganh digital marketing hoc gi tai VTI Education

Đọc thêm: Lộ trình đào tạo ngành Digital Marketing tại VTI Education

 

3. Ngành Digital Marketing làm gì?

Khi học xong ngành digital marketing, bạn có khả năng tư duy tổng quan và làm việc được trong tất cả các lĩnh vực của ngành. Tuy nhiên bạn cũng có thể lựa chọn 1 lĩnh vực riêng lẻ để làm việc chuyên sâu. Các lĩnh vực của digital Marketing khá rộng và phát tiển liên tục. Trong tương lai có thể phát sinh rất nhiều lĩnh vực mới, dựa theo sự phát triển của xu hướng xã hội và công nghệ mới.

Một số lĩnh vực hiện có của ngành digital marketing:

3.1. Quảng cáo (Digital Advertising)

Quảng cáo là một lĩnh vực lớn của Digital Marketing. Mỗi trang web hay tài khoản trên nền tảng số đều có thể trở thành một nơi để quảng bá thương hiệu hoặc quảng cáo phẩm. Công việc của một nhà quảng cáo là đưa thương hiệu, sản phẩm của mình tiếp xúc với càng nhiều khách hàng tiềm năng càng tố. Những nền tảng quảng cáo được sử dụng nhiều nhất ở Việt Nam hiện nay có thể kể đến Facebook, Instagram, Google, Tiktok… Bên cạnh đó, còn có các hình thức quảng cáo khác như quảng cáo dựa vào địa lý (Geo-targeting), quảng cáo trên các thiết bị thu phát truyền hình. 

Lĩnh vực Quảng cáo sẽ yêu cầu bạn có những kỹ năng và kiến thức về marketing và digital marketing, sử dụng công cụ, nghiên cứu, đo lường hiệu quả, thiết kế và viết content cho quảng cáo.

3.2. Marketing trên các công cụ tìm kiếm (Search Marketing)

Sự phát triển của các công cụ tìm kiếm đã mở ra một kỷ nguyên mới trong hành vi khách hàng. Hiện nay, hơn 90% người dùng tìm kiếm thông tin về sản phẩm và dịch vụ trước khi ra quyết định mua. Chính vì vậy, Marketing trên các công cụ tìm kiếm trở thành những khoản đầu tư hàng đầu của doanh nghiệp (Theo Báo cáo Vietnam Digital Marketing Trends 2021).

Với hình thức Marketing trên các công cụ tìm kiếm, chúng ta chia làm 2 lĩnh vực:

  • Search Engine Optimization (SEO): Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Khi tìm kiếm thông tin về một sản phẩm, phần lớn chúng ta sẽ tra cứu thông tin trên các công cụ tìm kiếm (search engine) như Google, Cốc Cốc, Bing, Yahoo… Với một từ khóa bạn tìm, có thể đem lại hàng triệu kết quả, nhưng đa phần chúng ta sẽ chỉ lướt qua 2 – 3 kết quả đầu tiên. Vậy SEO chính là sự kết hợp của nội dung và công cụ Digital Marketing để đưa website/sản phẩm của bạn lên trên top đầu tìm kiếm. Công việc của nhà Marketing ở đây là làm sao để tăng chất lượng và lưu lượng truy cập website/webpage bằng cách tăng khả năng hiển thị của website/webpage cho người dùng trên các máy truy tìm dữ liệu.
  • Paid Search Advertising (PSA) hay Pay-per-Click Advertising (PPC): Quảng cáo tìm kiếm. Hiện nay, quảng cáo tìm kiếm của Google là công cụ phổ biến nhất của hình thức này. Với các quảng cáo tìm kiếm, kết quả quảng cáo sẽ hiển thị tại vị trí đầu tiên và cuối của các kết quả tìm kiếm. Vị trí phổ biến nhất mà quảng cáo sẽ hiển thị là ở TOP 1 – 4 của trang đầu tiên.

Marketing trên các công cụ tìm kiếm liên quan đến những công việc như sáng tạo content hữu ích, phát triển nội dung social, sử dụng công cụ, tối ưu website,…

Nganh digital marketing co nhieu linh vuc da dang, trong do co SEO

3.3. Marketing trên mạng xã hội - Social Media Marketing

Theo Báo cáo Vietnam Digital Marketing Trends 2021, các mạng xã hội phổ biến tại Việt Nam gồm có: Facebook, Youtube, Tiktok, Zalo, Instagram…

Theo báo cáo của VOMF 2022, 65% ngân sách quảng cáo của doanh nghiệp năm 2022 được dùng cho Digital Marketing, trong đó các kênh mạng xã hội vẫn chiếm đa số. Vì vậy Marketing trên mạng xã hội trở thành xu hướng nghề hot cho sinh viên Marketing hiện nay.

3.4. Content Marketing

Theo Content Marketing Institute, Content Marketing là một chiến lược trong Marketing, tập trung vào việc tạo và phân phối nội dung có giá trị, phù hợp và nhất quán để thu hút và giữ chân đối tượng khách hàng tiềm năng – và cuối cùng là thúc đẩy các hành vi mua hàng của họ.

  • Content marketing tạo ra gấp 3 lần khách hàng tiềm năng so với Marketing truyền thống và tiết kiệm đến 62% chi phí. (Theo CMI)
  • 6/10 khách hàng cảm thấy muốn mua hàng sau khi đọc một nội dung đầy đủ và thú vị về sản phẩm/ dịch vụ (Theo Demand Metric)
  • Các doanh nghiệp thường xuyên viết bài trên blog hơn các công ty khác tăng đến 55% khách hàng truy cập (Theo IMPACT)

Vậy nội dung này sẽ bao gồm gì? Ở bề nổi, nội dung chính là những gì bạn truyền tải đến khách hàng qua bài viết, video, hình ảnh trên các kênh. Còn ở tầng sâu nhất thì nội dung ở trong toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp. 

3.5. Email Marketing

Email Marketing là một trong những công cụ quan trọng nhất của các chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số. Bất chấp sự gia tăng ảnh hưởng của truyền thông mạng xã hội, email vẫn là cách hiệu quả nhất để chuyển đổi khách tiềm năng thành khách hàng. Theo DMA (2019), cứ mỗi khoản đầu tư 1$ vào Email Marketing tạo ra lợi tức trung bình là 42$.

Đây là kênh tiếp thị trực tiếp mang lại lợi nhuận cao nhất. Tuy nhiên, Email Marketing không chỉ là một khái niệm. Nó là cả một quá trình thu thập địa chỉ email từ những khách hàng hiện tại và tiềm năng (cá nhân và / hoặc tổ chức) để gửi cho họ các email nuôi dưỡng hoặc bán hàng. Đây chắc chắn là một công việc không dễ dàng. Chính vì vậy, Email Marketing thường gắn liền với Content Marketing.

 

Hy vọng qua những thông tin trên đây, bạn đã có một góc nhìn tổng quan về ngành digital marketing, từ đó có được những lựa chọn đúng đắn về ngành học trong tương lai.

Bình luận của bạn

Các Tin tức sinh viên khác

icon tuyển sinh